Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Tương ứng
biên 鬢
◎ Nôm: 边 / 邉 / 邊 biên là âm HHV của mấn (Ss ABK: bin). Âm THV đọc là mai, lưu tích trong từ tóc mai. Thuyết Văn giải tự: “mấn: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Thuyết Văn: “mai: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Bạch Cư Dị trong bài Mãi thán ông có câu: “đôi tóc mai bàng bạc mà mười ngón tay lại đen” (两鬢蒼蒼十指黑 lưỡng mấn thương thương thập chỉ hắc). AHV: mấn/ tấn, ABK: bīn. Tương ứng chung âm -j > -n như: mai > mấn, tươi > tiên, lãn > lười.
dt. <từ cổ> tóc mai. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5)‖ Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc, đầu bạc xưa nay có khuở xanh. (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖ (Thuật hứng 50.3, 62.4)‖ (Tự thán 82.6, 87.3)‖ (Tự thuật 113.4).
chường 床
◎ Nôm: 床 / 棖 AHV: sàng. Nay đọc là giường. Phng. Bình Trị Thiên, chờng thờ: bàn thờ. Tương ứng ch- gi-, chốông giống, chợn giỡn, chụa giũa, chùi giùi, chụi giụi, chớc giấc, chiếng giếng, chon giòn, chừ giờ, chự giữ, láng chiềng láng giềng. [VX Trang 1997: 232, 233, 234, 248]. Ss với các đối ứng: cɨəŋ² (Mường), kcə̀ːŋ² (Sách) [Michaud 2009: 6]. Ngữ tố xuất hiện trong các câu thơ sáu chữ, kiểu tái lập: *kcə̀ŋ². Đối ứng s- (AHV) gi- (THV), như 殺 sát giết, 讒 sàm gièm, 雛 sồ giò (gà-), 蒭 sô giò (nhánh lúa), 牀 sàng- giường [Huệ Thiên 2004: 235].
dt. đồ nằm nghỉ. Chường thiền định hùm nằm chực. (Thuật hứng 64.3), dịch chữ thiền sàng 禪床.
dt. <từ cổ> bàn thờ. “giường thờ: quidam lectus in quo defunctis majoribus offerenda reponunt” [Taberd 1838: 180], “giầng thờ: altare ethnicorum” [Taberd 1838: 500]. Tráu sưa sưa hai cụm trúc, chường tấp tấp một nồi hương. (Tức sự 126.2).
hóc 曲
AHV: khúc. Tương ứng h- kh: hang (hốc) ~ khanh 坑 (hang), (hắt) hủi ~ (trừ) khử 去, hiếm (hoi) ~ khiếm 欠 (= thiếu), hổng ~ khổng 孔 (= lỗ hổng). Tương ứng ơi ~ i, dời ~ di 移, lơi / rời ~ ly 離, (thổ-) ngơi ~ nghi 宜, gởi ~ 寄, (ca-) ngợi ~ nghị 議 [Huệ Thiên 2006].
tt. <từ cổ> gập ghềnh, không suôn sẻ; lưu tích còn trong hiểm hóc (hiểm trở và khúc khuỷu). Chí cũ ta liều nhiều sự hóc, người xưa sử chép thảy ai còn. (Thuật hứng 49.3). x. hiểm hóc.
khoẻ 快
◎ Nôm: 跬 AHV: khoái. Ss đối ứng kʼwe⁴ (28 thổ ngữ Mường), noŋ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 231]. Như vậy, khoẻ gốc Hán, nong gốc Mường. x. mạnh. Tương ứng khuôn vần -oe (THV) ~ -oai (AHV): kẻ ~ cái/ giới 界, quẻ ~ quái 卦, ghẻ ~ cái 疥, kẻ ~ cái / giới 介 (trong kẻ ở người đi), (giấy) kẻ ~ giới (chỉ) 界紙. [An Chi 2005 t2: 382], thuộc hệ đối ứng a (AHV) ~ e (THV), x. keo.
tt. trái với đau yếu. Sách Xuyết Canh Lục 輟耕錄 ghi: “Đời nói: ngày có tật bệnh thì không khoẻ.” (世謂有疾曰不快). Sách hậu Hán Thư phần Hoa đà truyện ghi: “Cơ thể không khoẻ” (體有不快). Tương ứng phần vần oai < oe: 卦 quái - quẻ , 槐 hoài - Hoè , 拐 quải - què. Như vậy đây là từ tiền Hán Việt, gia nhập vào đời Hán. Đạo ta cậy bởi chân non khoẻ. (Mạn thuật 23.3)‖ (Thuật hứng 66.3).
dt. sức. Già vuỗn lấy rượu phù khoẻ, hoạ lại quên lòng khó khăn. (Tự thán 110.7)‖ (Tùng 219.2, 220.2)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5)‖ (Trần tình 37.6)‖ Hết khoẻ. (Trần tình 43.7): dịch chữ tận lực (hết sức).
múa 舞
◎ Nôm: 布 AHV: vũ. Ss đối ứng muə (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 243]. Tương ứng -ua (THV) -u (AHV): (goá-) bụa (quả-) phụ 婦, bua (-việc) (công) phu 夫, búa phủ 斧, bùa phù 符, mùa vụ 務, (chợ-) búa phố 舖 [An Chi 2005 t2: 70]. Phiên khác: bó: tha hồ có trúc đó, boa mấy thì bó (PL, Schneider), bủa (BVN). Nay theo TVG, MQL.
đgt. chuyển động theo một tiết tấu nhịp điệu nhất định, múa: đọc theo âm THV. Củi hái, mây dầu trúc múa, cầm đưa, gió mặc thông đàn. (Tự thán 95.3). Xét, chữ “múa” chuẩn đối với chữ “đàn”.
nen 年
nen vốn có nguyên từ là nêm. Tương ứng chung âm -m và -n. Giống như: 梵 phạn- phạm, hay 年 năm- niên, như niêm sau [TH Thung 1998: 166], chản (chẵn) = chảmba ngày chảm: trọn vẹn ba ngày.” [Rhodes 1651 tb1994: 56]. nêm là cái để chêm đồ cho chặt. ngựa xe như nước áo quần như nêm kiều. Sau danh từ chuyển loại thành động từ, như cách nói nêm cối, nêm cuốc. Rồi có nghĩa dẫn thân là ”cho thêm gia vị vào”, như đã buồn lại gió thổi thêm, đã chua như giấm lại nêm sơn trà. cd
đgt. <từ cổ> ken dày, mọc đặc, Phng. Nghệ An: ”nen: chen, chèn. ví dụ phải nen cho chặt. có nơi nói là nèn”. [TH Thung 1998: 165], ”nen. N: nén, lèn, chèn, nêm cho chặt: nen lại cho chặt” [NN Ý 2001: 365]. Chim đỗ tổ dìn còn biết mặt, hoa nen rừng thấy hoà hay danh. (Tức sự 123.4). Chữ “nen” (động từ) chuẩn đối với chữ “đỗ” (động từ). TVG, phiên “trên”, ĐDA phiên “nên”, Schneider, PL phiên “niền” (ven) và dẫn Génibrel 1898, Paulus của 1895m Béhaine 1773 là “niền = vành”.
nõ 卵
◎ Nôm: 怒 Phiên khác: nọ (TVG, ĐDA). Phng. Nghệ An: nỏ. Ss đối ứng na (25 thổ ngữ Mường), nɔ, no (5 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 251]. Tương ứng, nõ nường - nõn nường (theo quy luật âm dương đối chuyển) cho phép xác nhận nõ/ nỏ là biến thể của nõn, mà nõn là âm THV của noãn có các nghĩa: trứng, hòn dái [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 318]; sang tiếng Việt mở rộng nghĩa thành dái, Dương vật [Văn Tân 1977: 589; An Chi 2005 t2: 348- 355, 385-389], lại có kiểu phân hoá âm và nghĩa thành lồn (Ss ABK: luǎn). Quy luật chung, các phủ định từ phần lớn đều xuất phát từ các từ trỏ sinh thực khí.
pt. <từ cổ> “: chẳng có chi, chẳng hề. nõ lo: chả lo, chẳng thèm lo. nõ sợ: chẳng sợ. nõ thèm: chả thèm” [Paulus của 1895 t2: 250]. Có của hằng cho lại có thông, tích nhiều con cháu trông. (Bảo kính 130.2). Lỗi thác sá toan nơi ủy khúc, hoà hưu thì khiến tù mù. (Bảo kính 152.6).
râu 鬚
◎ Đọc theo âm THV, âm HHVtua như tua mực = râu mực. AHV: tu. Tương ứng r > t: rể > tế, rửa > tả, rốt> tốt, rưới > tưới. Ss đối ứng t’o (12 thổ ngữ Mường), so (12), ʑɣw (4) [NV Tài 2005: 261].
dt. khác với ria. Tuổi cao tóc bạc, cái râu bạc; nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh. (Tự thán 99.5).
rượu 酒
◎ Nôm: 𨢇 / 𲆴 Đọc âm THV. AHV: tửu. Kiểu tái lập: oc *r- , đồng nguyên với 醪, âm HTC là *ru. [Schuesssler 2007: 321]. Tương ứng r- t: râu ~ tu ~ tua 鬚, rể ~ tế 婿, rửa ~ tả 瀉, rượu ~ tửu 酒. [NN San 2003: 79]. Ss đối ứng: raw4 (muốt), haw4 (nà bái), raw4 (chỏi), raw- (khẻn) [PJ Duong 2012: 10].
dt. thức uống làm từ men gạo. (Ngôn chí 9.1)‖ (Mạn thuật 31.8)‖ Con cờ khảy, rượu đầy bầu, đòi nước non chơi quản dầu. (Trần tình 41.1, 43.1)‖ (Thuật hứng 61.2)‖ (Tự thán 76.5, 80.6, 86.8, 110.7)‖ (Tự thuật 121.4)‖ (Bảo kính 153.5) rượu đục. Ss Giang Yêm trong bài Đào trưng thi có câu: “Tuy rằng cày cuốc mỏi, rượu đục đà tự thích.” (雖有荷鋤倦,濁酒聊自適 tuy hữu hạ sừ quyện, trọc tửu liêu tự thích)‖ (Bảo kính 178.6, 186.7)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3). Uống rượu đánh bài. (Phật Thuyết 20b). Người thơ khách rượu rộn mời. (Hồng Đức 3a). Hết cơm hết rượu hết ông tôi. (Bạch Vân Am 16a). hảo tửu: rượu cực ngon nồng (CNNA 16a).
rửa 瀉 / 𣳮
AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉󱞮 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi.
đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi.
trật 失
◎ Nôm: 秩 / 栗 Các nhà phiên chú trước nay đều mặc nhiên phiên là mất. Nhưng tr- và m- chưa thấy mối liên hệ về âm trong lịch sử. Sách Phật Thuyết: áng nạ lòng thực dấu, tủi xót chăng trật sự no. (cha mẹ tình thành thực, thương yêu chẳng lúc nào thôi) < 父母情誠厚,憐憫無時 (tr.13b1), chữ trật đối dịch từ chữ thất 失 (mất), nguyờn bản nôm trật được ghi bằng hai chữ 坡栗 (pha lật) được tái lập là blạt [HT Ngọ 1999: 107; Shimizu Masaaki 2002: 767; NQ Hồng 2008: 134]. QATT chữ trật được một lần ghi là 栗 lật ở vị trí 202.1, Trần Văn Giáp và ĐDA cải chính, và đề xuất phiên lật với nghĩa là “trật, lỡ” [ĐDA: 823]. Từ pha lật 坡栗 trong Phật Thuyết đến lật 栗 trong QATT, đã xảy ra quá trình từ “chữ kép” (loại e1) chuyển sang “chữ đơn” (loại c). Quá trình biến đổi ngữ âm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII có thể hình dung như sau: blạt > trật. Tương ứng như các trường hợp *blời > trời, *blả > trả, *blái> trái, *blọn > trọn, *blai > trai, *blở > trở [Shimizu Masaaki 2002: 767]. Như thế chữ Nôm trật 秩 trong văn bản dương bá cung là chữ Nôm của thế kỷ XVIII trở về sau. Diễn biến chữ (thế kỷ XII) > 栗 (thế kỷ XV) > 秩 (thế kỷ XVIII >). Chữ trật với nghĩa là “thua, lỡ, hỏng, trái với được” xuất hiện tám lần trong QATT, trong khi mất chỉ xuất hiện ba lần. Sự khu biệt nghĩa cũng khá rõ ràng: mất là một từ trỏ “chết, dứt, đứt đoạn”, vốn có nguyên từ là một 歿 (x. mất), Ss hoặc nhân nhớ con, gầy biến chết mất 或因緣子衰變死亡 (Phật Thuyết 20b1), han hỏi đi lại từ chưng ấy ắng mất 參問起居從茲斷絕 (Phật Thuyết 21a3). Còn trật thường là trái nghĩa với được, và luôn đi đôi với được trong QATT. Song ở đôi chỗ phảng phất có sự xâm lấn lẫn nhau, đây chính là giai đoạn trù bị để cho mất thay thế trật từ thế kỷ XVII trở về sau, còn trật lại chuyển sang nghĩa “sai đi, chệch đi” như Rhodes ghi nhận [1651 tb1994: 40, 147]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đắc >< thất, được >< trật, là hai cặp điệp thức có cùng nguyên từ là 得 >< 失 . 得 đắc / được là chuỗi liên hệ đã được làm rõ từ lâu. Còn 失 thất/ trật ít nhiều có thể thấy lưu tích qua thanh phù của chữ Nôm trật 秩 (trật tự, phẩm trật), trật 跌 (Trượt, trật trưỡng), trật 袠 / 帙 (túi sách). Kiểu tái lập *plat⁶. [TT Dương 2012c].
đgt. <từ cổ> mất. Lấy đâu xuất xử lọn hai bề, được thú làm quan trật thú quê. (Tự thán 109.2)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 161.4, 176.6, 182.2, 184.6)‖ (Giới sắc 190.3)‖ (Tích cảnh 202.1).
xông 衝
AHV: xung. Tương ứng khuôn vần -ông -ung: (làm-) lụng lộng 弄, nồng nùng 濃, phộng phụng/ phượng 鳳, thông thung 樅 [An Chi 2005: 70].
đgt. tiến mạnh lên phía trước. Dò trúc xông qua làn suối, tìm mai theo đạp bóng trăng. (Tự thán 77.3).
đgt. xông pha. Dụt xông biếng tới áng can qua, địch lều ta dưỡng tính ta. (Ngôn chí 18.1). x. xung đột.
chồng 重
AHV: trùng. Chữ “trùng” trong Hán văn nghĩa là “làm cho tăng thêm” (động từ), như “thế là làm tăng thêm sự bất đức của ta” (是重吾不德也) [Hán thư]. Có khi còn là lượng từ với nghĩa “tầng, lớp, chồng”, như câu “Chung Sơn chỉ cách mấy lớp núi” (鍾山只隔數重山) [Vương An Thạch]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm “chồng” với tư cách lượng từ và động từ, ví dụ “chồng một chồng sách”. Ngoài ra còn song thức: trập trùng / chập chồng. Xét, trập / chập gốc Việt, trùng / chồng gốc Hán. Âm HTC: *drjuŋ (Lý Phương Quế), *drjoŋ (Baxter).x. trập. Tương ứng ch- (HHV) tr- (AHV): chiềng trình呈, (che) chắn trấn鎮, chìm trầm沈, chầy trì遲, chay trai齋, (dính) chấu trảo (nha)爪 [An Chi 2005 T2: 355].
đgt. đắp lên trên tiếp. Nước càng tuôn đến bể càng cả, Đất một chồng thêm núi một cao. (Tự thuật 122.4).